Thực phẩm sạch luôn là đề tài được các mẹ nội trợ quan tâm bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng và sức khỏe của các thành viên thân yêu trong gia đình. Nhất là khi các thực phẩm xanh nhiễm hóa chất nằm trong mức báo động. Vậy tại sao các mẹ không tự trồng rau ở nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tiện lợi hơn trong quá trình nấu nướng nhỉ?
Không chỉ đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình khỏi những hóa chất thực phẩm độc hại, vườn rau tươi xanh đầy màu sắc sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm vui tươi và ý nghĩa hơn. Loại bỏ ý niệm ở thành phố không có đất trồng rau sạch nên phải ăn rau chợ, rau siêu thị đi nhé. Các bước trồng rau sân thượng bằng chai nhựa, thau nhựa, chậu nhựa… Và cách trồng rau bằng nhà lưới đơn giản dưới đây mà Vita Mart chia sẻ, sẽ giúp nhà bạn có rau tươi ăn ngon mỗi ngày.
Hướng dẫn trồng rau sạch trên sân thượng
Đa phần các căn hộ xây theo kiểu hiện đại đều có khoảng sân thượng khá rộng rãi. Tuy nhiên, rất ít gia đình biết tận dụng khoảng rộng này để tự thiết kế cho nhà mình một vườn rau xanh sạch. Vì thế, nhân cơ hội này, hãy thiết kế ngay cho sân thượng nhà mình một vườn rau thật đẹp, thật chất lượng.
Chuẩn bị thiết kế vườn rau trên sân thượng
Đầu tiên, để có một vườn rau, bạn phải thu dọn sân thượng và chừa ra một khoảng không gian rộng. Tiếp đến, việc trồng rau không thể thiếu đất thịt, phân vi sinh và hạt giống rau củ quả phải không nào. Nên tìm hiểu và mua các vật liệu này tại quầy bán, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng nhé.
Bên cạnh các nguyên vật liệu trên, các bạn cần chuẩn bị thêm mùn cưa và nước tưới. Thùng xốp hay các chậu nhựa, thau nhựa… chuẩn bị để đựng đất và tiến hành trồng cây trong đó. Lựa chọn vật dụng trồng phù hợp với diện tích sân thượng.
Tiến hành gieo hạt giống
Hiện nay có rất nhiều mô hình trồng rau trên sân thượng mà bạn có thể lựa chọn như: dùng thùng xốp, khay chậu nhựa, chậu ghép, thùng gỗ, trụ trồng rau, tháp rau. Tùy vào diện tích cũng như địa hình sân thượng, bạn lựa chọn một mô hình mình cho là hợp lý.
Bước 1: Xử lý hạt bằng việc lựa chọn các hạt giống tốt, loại bỏ những hạt giống sâu bệnh, không đạt tiêu chuẩn.
Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước và ủ một thời gian (tùy thuộc vào từng loại hạt giống) để hạt nảy mầm.
Bước 3: Cho một lớp đất vào vật dụng trồng, sau đó cho phân vi sinh vào một lớp mỏng và tiếp tục cho đất trồng vào gần đầy vật dụng (tùy vào độ sâu của vật dụng trồng rau).
Bước 4: Tạo lỗ trên lớp đất vào tạo và gieo hạt vào các lỗ này. Lấp đất lại và nén nhẹ, phủ lên đất một lớp mùn cưa mỏng giúp giữ nước. Cuối cùng là tưới nhẹ nước cho hạt giống.
Lưu ý: Khi gieo hạt cần chú ý đến khoảng cách giữa các hạt giống, không nên gieo dày quá để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây và cũng không nên gieo thưa quá để tránh việc lãng phí đất trồng.
Chăm sóc cho vườn rau trên sân thượng
Tất nhiên, để cây nảy nở, phát triển đòi hỏi người trồng phải tận tâm chăm sóc. Đối với vườn rau trên sân thượng, anh chị em cũng cần phải thực hiện chăm sóc chu đáo:
– Nên đặt chậu, vật dụng vừa mới gieo hạt hoặc có cây non tại những nơi râm mát, tiếp xúc ánh nắng nhẹ. Những cây đã lớn thì có thể đặt ở vị trí đón nắng.
– Tưới nước và bón phân thích hợp theo đặc điểm của từng loại cây. Có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây. Cách này vừa tiết kiệm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Nhổ cỏ để chúng không hút dinh dưỡng, nước trong đất và chiếm diện tích phát triển của cây.
– Tiến hành ngắt bỏ lá hoặc cành đối với một số loại rau, cây ăn quả để cây phân nhánh mới.
– Thường xuyên theo dõi sâu bệnh cho cây và có những biện pháp can thiệp kịp thời: bắt sâu, dùng thuốc trừ sâu sinh học,…
Hướng dẫn trồng rau sạch bằng nhà lưới
Mô hình trồng rau lưới với thu nhập ổn định cũng được nhiều hộ gia đình Việt thực hiện hiện nay. Với với những hộ gia đình nông thôn, có đất trống khá rộng rãi nhưng không biết cách tận dụng chính là một thiệt thòi lớn đó nhé.
Chuẩn bị vật tư làm nhà lưới
Với các vật liệu làm nhà lưới, bạn nên đầu tư chất lượng một chút để duy trì nhà lưới trong nhiều năm. Điều này cũng tiết kiệm kha khá chi phí mỗi khi trồng rau.
Theo đó, vật liệu làm nhà lưới bao gồm: trụ bê tông, dây chì, ông phun nước tự động (thường dùng loại phun sương) và lưới bao quanh.
Thông thường, 1 nhà nước sử dụng được tới 10 năm. Tuy nhiên, sứ sau 2 – 3 năm bạn phải thay đổi lưới cước bao bọc bên ngoài 1 lần. Ngoài ra, bạn cần phải níu nhà lưới thật kiên cố khi dựng để tránh làm khung nhà lưới bị ngã khi có gió mạnh.
Chuẩn bị đất trồng (hệ thống thủy canh)
Có thể bạn trồng rau theo hình thức thủy canh hoặc trồng trên mặt đất. Mỗi hình thức trồng rau đều có khâu chuẩn bị riêng biệt, đảm bảo mang lại năng suất cao:
– Đối với hệ thống thủy canh: Người trồng cần đấu nối thùng thủy canh với khung giàn (có ống thủy canh trồng rau). Ngoài ra, phải chọn dung dịch dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn về trồng rau sạch thủy canh.
– Đối với mặt đất trồng: Phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là trong việc làm đất. Bạn phải xới tơi đất, dùng thuộc diệt nấm và phải bọc lưới chặt.
Thực hiện gieo trồng rau
Sau khi làm xong nhà lưới, bạn tiến hành gieo trồng rau. Tuy nhiên, cần chú ý khi để bất kỳ sâu bệnh nào có cơ hội xâm nhập vào bên trong lưới. Bởi chỉ cần số lượng ít sâu tấn công vào bên trong, chúng sẽ đẻ trứng và xâm nhập vào vườn rau nhà bạn, cộng với điều kiện phát triển trong nhà lưới, vườn rau sẽ chẳng còn gì nữa.
Kỹ thuật gieo trồng rau trong nhà lưới không tốn nhiều công sức. Bởi điều kiện bên trong là lưới chính là môi trường để rau phát triển tốt. Hơn nữa, hệ thống tưới tự động sẽ giúp bạn thu hẹp thời gian và công sức chăm sóc mỗi ngày.
Đối với việc trồng rau sạch trong nhà lưới thì vấn đề đất trồng đặc biệt quan trọng. Không chỉ làm đất thật kỹ mà người trồng còn phải đảm bảo trong đất không có mầm sâu bệnh chầu chực sẵn. Sau khi xới đất, bạn nên phun thuốc diệt mầm để bài trừ sâu bệnh.
Với thiết kế đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực chăm bón bạn vẫn có thể sở hữu vườn rau xanh um. Do đó, nếu trồng rau để ăn với số lượng ít thành công, bạn có thể triển khai trồng rau với mục đích kinh tế, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mình.
Bí quyết cần ghi nhớ để có vườn rau sạch
Nắm rõ các bước trồng rau tại nhà giúp bạn có kỹ năng cần thiết để sở hữu vườn rau sạch, phục vụ mỗi bữa cơm gia đình mà không lo ngại vấn đề hóa chất, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh các kỹ năng trồng rau, các mẹo dưới đây cũng giúp bạn tăng hiệu quả có kế hoạch trồng rau của mình đấy!
Chọn đất trồng phù hợp và an toàn
Nếu không có kinh nghiệm trồng rau, chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng đất nào trồng rau cũng được và bạn sẽ tận dụng đất có sẵn ở nhà hoặc trong vườn nhà mình. Tuy nhiên, loại đất đã chai cứng, ít dinh dưỡng, khó giữ ẩm này lại không tốt cho điều kiện phát triển của rau xanh.
Thay vì sử dụng đất có sẵn, bạn nên mua sạch chuyên dụng trong việc trồng rau để đảm bảo năng suất cho cây trồng. Nguồn đất chuyên trồng rau thường an toàn, ít sâu bệnh, giàu dinh dưỡng giúp cây rau nhanh chóng vươn lên, hạn chế sâu bệnh.
Ngâm ủ hạt trước khi gieo
Tất nhiên không phải hạt giống nào bạn mua về cũng nảy mầm. Nếu bạn cứ gieo hạt giống xuống đất trồng mà không thử trước chất lượng của hạt giống, tỉ lệ nảy mầm thành công thấp. Từ đó làm gián đoạn công tác trồng rau cũng như năng suất thu lại giảm suốt.
Lúc mua hạt giống về, bạn nên ngâm hạt giống khoảng 6 – 10 tiếng, sau đó đem ủ hạt giống trong khăn ướt 1 – 2 ngày để kiểm tra chất lượng hạt giống. Sau khi thử nghiệm, hạt giống nứt vỏ nghĩa là hạt giống chất lượng, bạn có thể sử dụng để gieo vào đất trồng.
Kiểm soát chặt chẽ lượng phân hóa học
Cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng phân hóa học bón cho rau để đảm bảo nguồn rau sau thu hoạch an toàn, tốt cho sức khỏe. Một số loại phân dễ sử dụng và kiểm soát như ure, lân… Bạn có thể pha chúng với nước loãng rồi tưới cho rau. Cách này vừa đảm bảo an toàn vừa giúp vườn rau xanh tốt hơn.
Tưới rau đúng lưu lượng cần thiết
Rau trồng tại nhà cần được tưới nước nhiều hơn, nhất là vào mùa nắng. Theo đó, bạn nên tưới nước cho rau vào sáng sớm hoặc chiều mát và nên dùng vòi sen khi tưới để tránh làm rau bị dập nát. Ngoài ra, tình trạng nắng nóng mùa hè cũng dễ làm rau bị héo khô, bạn nên che chắn 1 phần hoặc toàn phần cho vườn rau của mình.
Thu hoạch rau đúng cách
Với những loại rau thu hoạch cả cây, bạn nên nhổ chúng theo kiểu xen kẽ để những cây rau chưa phát triển có điều kiện phát triển sau đó. Sau khi thu hoạch những rau loại này, bạn nên sử dụng phân bón pha loãng và tưới lại 1 lượt cho rau để bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ rau kém phát triển có điều kiện phát triển.
Với những rau dạng cắt ngang thân cây hoặc cắt tách lá, bạn nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng để bẹ rau, lá rau hay thân cây rau không bị dập úng, làm mất độ tươi ngon của rau. Đồng thời, cách này cũng giúp cây rau ra thêm nhánh mới.
Tái sử dụng lại đất trồng rau
Sau mỗi vụ rau, bạn có thể sử dụng lại đất trồng rau để tiến hành gieo hạt cho vụ tiếp theo. Tuy nhiên, cần đảm bảo những rễ cây rau, lá rau và cỏ trên mặt đất đã được làm sạch. Ngoài ra, bạn cần phơi nắng cho đất trồng 4 – 5 ngày để các mầm bệnh trong đất bị tiêu diệt. Để tăng thêm dinh dưỡng cho đất tái sử dụng, bạn cũng nên trộn thêm ít đất dinh dưỡng hoặc phân hữu cơ vào đất trước khi gieo hạt giống mới.
Trên đất là những cách trồng rau tại nhà phổ biến và mang lại hiệu quả cao, giúp gia đình bạn có nguồn rau sạch sử dụng mỗi ngày. Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, không gian và nhu cầu dùng của gia đình mình, hãy lựa chọn cách trồng rau tại nhà hợp lý nhất. Cửa hàng rau sạch Vita Mart chúc bạn và gia đình sớm có được nguồn thực phẩm xanh tươi ngon, an toàn cho sức khỏe!
Đọc thêm: Cách trồng rau không cần đất bằng Khí Canh – Thủy Canh