Cá rô đồng là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, nó gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn trẻ ở vùng nông thôn từ miền Bắc cho đến miền Trung, miền Tây. Ở miền Trung, các chị em nội trợ sẽ dùng loại thực phẩm này để chế biến các món ăn rất truyền thống như: cá rô chiên xù, cá rô um, canh chua cá rô, cá rô nướng…
Chắc bạn chưa biết, cá rô cũng là nguyên liệu để chế biến nước nhân bún siêu ngon và siêu bổ dưỡng. Món bún cá rô xuất thân từ các tỉnh thành phía Bắc và dẫn lan rộng ra các vùng miền khác.
Bạn hoàn toàn có thể chế biến món bún cá rô đồng thơm ngon để chiêu đãi người thân bạn bè bởi cách chế biến vô cùng đơn giản. Dưới đây VitaMart cửa hàng thực dưỡng ở Đà nẵng chia sẻ bí quyết công thức giúp bạn trổ tài nấu nướng của mình!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bún cá rô đồng
Nguyên liệu chế biến món bún cá rô đồng: cá rô đồng (khoảng 500gr), bún tươi (tùy thuộc vào số lượng người ăn), 300gr xương heo, bột nghệ, cà chua chín ( 4 quả), hành khô, bó rau thì là, gừng tươi, rau muống hoặc rau ngót, các loại gia vị: muối, bột ngọt, đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay…
Cách chọn cá rô ngon: Cá rô ngon thường có mình tròn, thường là cá rô đực và to khoảng 3 – 4 ngón tay. Chọn những con cá con nguyên vẹn, không bị tróc vảy. Đây là lứa cá cho thịt nhiều, thịt cũng săn chắc và có độ béo hơn.
Cách nấu bún cá rô đồng ngon khó cưỡng
Bước 1: Sơ chế cá rô và xương heo
Cá rô tươi khi mua về cần bổ loại bỏ phần lòng, cắt hết vây và đánh sạch vảy. Trong bụng cá sẽ có màng đen, bạn cần loại bỏ màng đen này, sau đó ngâm cá vào nước muối pha loãng, 10 phút sau rửa sạch và để ráo.
Với xương heo, bạn cần rửa với nước muối pha loãng, chặt xương thành từng miếng nhỏ. Sau đó chần sơ qua với nước nóng khoảng 3 phút để loại bỏ mùi tanh của xương. Cách này cũng giúp món bún cá rô đồng có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn hơn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu rau củ
Với cà chua chín, bạn đem rửa sạch, bổ thành hình múi cau. Với rau thì là, nhặt bỏ sạch các lá úa, lá vàng hoặc bị sâu, cắt bỏ gốc rễ rồi đem rửa sạch. Hành lá và rau muống cũng nhặt sạch, rau mùng rửa nhiều lần với nước muối pha loãng.
Sau khi rửa sạch, bạn để các loại rau này ráo nước. Rau muống thì thái thành từng khúc, còn với hành lá và thì là thì cắt nhỏ.
Với hành, lọt hết vỏ bên ngoài rồi rửa sạch, đem đập dập, băm nhỏ. Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái mỏng như hình sợi chỉ.
Với rau bạc hà (dọc mùng), bạn tước xơ, thái thành miếng và ngâm vào chậu nước muối. Sau đó rửa nhiều lần với nước sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước (khi vắt rau bạc hà, bạn nên dùng găng tay ni long để khỏi bị ngứa).
Tiếp theo, bạn đun nước sôi để chần bạc hà rồi ngâm bạc hà với nước muối đậm đặc hơn. Cuối cùng, xả vài lần với nước lạnh và để ráo.
Bạn có thể mua thực phẩm sạch, rau sạch: click link tại đây
Bước 3: Ninh xương
Để ninh xương, bạn chỉ cần cho xương heo sau khi đã rửa sạch để ráo vào nồi ngập nước rồi lên bếp. Cần ninh xương với lửa vừa.
Bước 4: Ướp cá rô đồng
Trong thời gian ninh xương heo, bạn thực hiện ướp cá rô đồng bằng cách cho cá rô vào nồi bắc lên bếp luộc. Khi cá chín, bạn vớt cá ra ngoài, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp thịt cá săn lại và bạn chỉ cần tách phần thịt cá (lúc tách thịt cá cần nhẹ nhàng để thịt cá không bị nát nhé).
Cho toàn bộ phần thịt cá vào chiếc bát lớn, cho thêm 1 thía hạt nêm, gừng thái chỉ, tiêu bột, nghệ bột, trộn đều tay nhưng nhẹ nhàng để gia vị tiếp xúc với thịt cá. Với đầu và xương cá rô đồng, bạn cho vào cối giã nát rồi cho thêm ít nước lọc vào, chiết lấy phần nước cốt.
Bước 5: Nấu nước dùng bún
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu sôi thì cho hành tím vào phi thơm. Sau đó cho cà chua vào xào cùng, nêm thêm ít muối, hạt nêm vào. Điều chỉnh lửa sang chế độ nhỏ đến khi cà chua mềm nhuyễn ra thì tắt bếp.
Tiếp đến, đổ nước ninh xương heo sang nồi lớn hơn, cho luôn nước luộc cá, nước cốt lọc xương cá vào và bếp nồi lên bếp. Đợi đến lúc nước dùng sôi, bạn đổ cà chua vào nồi, nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa miệng ăn. Bạn nên cho thêm ít gừng sợi chỉ vào để nước dùng không có mùi tanh.
Bước 6: Các loại rau ăn kèm
Các loại rau thơm như hành lá, thì là, rau muống cũng được rửa sạch để ráo nước. Đây là những nguyên liệu góp phần làm cho món bún trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Bước 7: Chiên cá
Cho chảo dầu lên bế, khi dầu nóng thì bạn cho vào chảo ít muối để giúp cá không bị dính. Dầu sôi, cho nửa số cá vào chiên vàng giòn. Bạn cần chuẩn bị một chiếc dĩa đựng cá có lót sẵn giấy thấm dầu. Khi cá chín thì gắp ra dĩa này.
Dùng 1 chiếc chảo khác cho dầu ăn vào, bắc lên bếp. Khi dầu nóng, bạn phi hành thơm rồi đổ luôn nửa phần cá còn lại vào xào nát.
Bước 8: Hoàn thành và trình bày
Bạn trụng sơ qua rau muống với nước nóng và cho vào bát, tiếp đến cho bún vào trên phần rau muống, xếp cá chiên lên trên, dùng muỗng múc cá xào nát vào. Cuối cùng là bước chan nước nhân vào bát. Để bát bún cá rô đồng thêm đậm vị và bắt mắt, bạn cho thêm thì là, hành lá thái nhỏ, bạc hà… vào và thường thức ngay khi còn nóng.
Một số lưu ý giúp bạn nấu món bún cá rô đồng ngon
– Nếu bạn không mua được cá rô đồng thì hãy dùng cá rô phi để thay thế và thực hiện các bước chế biến tương tự để thu được món bún cá rô phi thơm ngon hấp dẫn không kém.
– Khi lựa cá rô đồng, bạn nên lựa những con còn sống. Tuy việc chế biến sẽ khó hơn nhưng thịt chúng chắc và ngon hơn.
– Nếu bạn không muốn luộc cá thì cũng có thể hấp cá. Tuy nhiên, việc luộc sẽ có lợi hơn vì bạn có thể tận dụng nước luộc để tăng vị ngọt tự nhiên cho nước nhân.
Lần đầu tiên chế biến món bún cá rô đồng chắc hẳn các mẹ sẽ học được thêm nhiều kinh nghiệm bếp núc bổ ích. Việc nấu món ăn đặc trưng vùng miền này cũng không quá khó phải không nào? Chúc chị em sẽ có món bún cá rô đồng thành công ngoài mong đợi và cùng gia đình có một bữa ăn tràn ngập niềm vui!